
Tin mới
Ra mắt website bán hàng đa kênh cho đặc sản Đồng Tháp | 27-07-2021
Đột ngột tắt-mở liên tục, bóng đèn cũng sẽ đứt! | 27-07-2021
Cô bé lớp 3 làm bánh gây quỹ vắc xin | 27-07-2021
Bao yêu thương gửi về TP.HCM | 26-07-2021
Sát cánh cùng miền Tây chống dịch | 26-07-2021
Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường | 26-07-2021
Người nghèo kiệt sức vì dịch: Chờ được tiếp sức | 26-07-2021
Chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo | 26-07-2021
Tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới tập giới thiệu những bài báo hay
IDI - Australia -Korea


Đột ngột tắt-mở liên tục, bóng đèn cũng sẽ đứt!:
(KTSG) - Cho đến giữa năm ngoái, các nước trên thế giới đều lúng túng đối phó với dịch Covid-19. Từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đến các nước châu Âu như Anh, Ý, Đức, Pháp... đều loay hoay trong quá trình ra quyết định. Đóng cửa giao thông hay chỉ hạn chế? Giãn cách xã hội ở mức độ nào và trong bao lâu?
Cô bé lớp 3 làm bánh gây quỹ vắc xin:
- Cô bé dùng trang Facebook cá nhân và rao bán với những dòng trạng thái rất dễ thương: "Ông bà, cô chú ơi! Con là Thảo My, con 9 tuổi, hiện nay con muốn ủng hộ quỹ mua vắc xin ngừa COVID-19 nên con sẽ mở "tiệm" bánh flan Thảo My...".
Bao yêu thương gửi về TP.HCM:
- Những ngày qua, nhiều tin nhắn động viên và hành động chia sẻ được nhiều người từ khắp nơi gửi về cho TP.HCM. Nghe tin TP.HCM giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị 16, ai cũng mong mọi sự sớm qua.
Sát cánh cùng miền Tây chống dịch:
Nhiều tỉnh ĐBSCL ghi nhận số lượng lớn nghi nhiễm COVID-19 hằng ngày qua xét nghiệm PCR nên công tác phòng, dập dịch tại các tỉnh này đang được khẩn trương cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường:
Gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỏ ra lo ngại trước tình trạng nhiều công ty, nhà máy xả thải không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.
Người nghèo kiệt sức vì dịch: Chờ được tiếp sức:
Nhiều người nghèo đã kiệt quệ. Ai cũng mong nhận được sự hỗ trợ kịp thời lúc này, và dịch giã được khống chế để họ đi tìm sinh kế...
Chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo:
Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (trực thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco) đã triển khai cổng thông tin Zalo Official Account (Zalo OA) trên ứng dụng Zalo để nâng chất dịch vụ chăm sóc khách hàng.Thống kê lượt xem
Phút Online: 58 Tổng Truy Cập: 25.943.624 |

Đừng bắt con trẻ thực hiện khát khao của người lớn
TTO - Ở thời buổi mà bật tivi lên là thấy game show dành cho trẻ con thi với những cái tên rất kiêu như “người hùng”, “thần tượng”…, nhiều người lo lắng trẻ con bị ảnh hưởng không tốt.
![]() |
Các bé trong chương trình truyền hình thực tế Thử tài siêu nhí - Ảnh: S.V. |
Hãy khuyến khích, tạo điều kiện cho con trẻ tham gia các hoạt động văn thể mỹ, các lớp năng khiếu chứ không phải mang chúng lên sân khấu, lên truyền hình... |
Alexander Tu |
Không chỉ ở Việt Nam mà Mỹ và nhiều quốc gia khác cũng đã và đang bị cuốn vào cơn lốc game show hay reality show (truyền hình thực tế) cho người lớn và cả trẻ em. Và ngay cả những nước được cho là phát triển như Mỹ thì nhiều phụ huynh cũng rất thích cho con tham gia các chương trình như thế.
Tốt nhất là không tham gia
Tại Mỹ, nhiều người cứ đẩy con đi thi, thi, thi và thi hết cuộc này đến cuộc khác để kiếm tiền, để con được thành “ngôi sao”... Và dĩ nhiên phần lớn các cuộc chơi đó bắt đầu từ ý muốn của cha mẹ. Còn trẻ con thì hầu hết chỉ nghĩ là chơi cho vui chứ không có những khát khao hay hoài bão quá lớn từ việc này.
Thật ra rất khó để nói với các phụ huynh rằng hãy ngưng hay đừng cho con tham gia game show truyền hình hay truyền hình thực tế khi họ có những mong ước và chọn một cách thức nào đó để thực hiện mong ước của mình (mà ở đây là cho con đi thi game show). Cũng rất khó để ngăn cản nếu họ cho con đi thi vì tiền thưởng quá lớn...
Nhưng với góc độ là người từng tham gia một chương trình truyền hình thực tế và là thành viên nhóm nhảy KM Legacy (top 3 của chương trình Nhóm nhảy giỏi nhất nước Mỹ - America’s Best Dance Crew mùa đầu tiên), tôi có một lời khuyên rất chân thành là phải cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia truyền hình thực tế, tốt nhất là không nên tham gia.
Khi tôi tham gia Nhóm nhảy giỏi nhất nước Mỹ, tôi đã là người trưởng thành nên khi gặp phải những khó khăn, rắc rối... tôi có thể hiểu được và vượt qua. Còn các bé thì chắc chắn rất khó để có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra và sẽ thất vọng rất nhiều về những điều mình không mong muốn từ cuộc chơi.
Có một điều chắc chắn là các chương trình truyền hình thực tế, các game show không bao giờ là nơi để mọi người, bao gồm cả trẻ con, được phát triển một cách tự nhiên trong quá trình chơi.
Vì sao? Vì nó theo một định dạng (format) được viết sẵn. Luôn luôn có sự sắp xếp trong các cuộc chơi đó. Không phải là sắp xếp kết quả mà sắp xếp theo ý đồ dẫn dắt của đơn vị sản xuất: tập nào thì cần các bất ngờ gì, yếu tố gì, câu chuyện gì... để thu hút khán giả.
Thành ra, người chiến thắng đôi khi không phải là người hay nhất, giỏi nhất mà là người thỏa được các điều kiện để chương trình ăn khách như mong muốn.
Và vì tính chất đó, huấn luyện viên, giám khảo hay MC xuất hiện trong chương trình cũng không làm đúng công việc của mình mà còn phải kiêm luôn nhiều vai trò, vai diễn khác để thu hút tối đa sự quan tâm của công chúng mà bỏ qua yêu cầu chính là hướng dẫn, góp ý cho các thí sinh thật chân thành.
![]() |
Alexander Tu - Ảnh: Nguyễn Thanh Ngọc |
Tội nghiệp cho con trẻ
Tham gia các game show, hầu hết các bé nhỏ từ 3 đến 6 tuổi chỉ có một chút năng khiếu, không phải là người chuyên nghiệp mà phải lên sân khấu trình diễn, rồi lại phải nghe những lời khen - chê, thậm chí bỡn cợt, trêu chọc từ các giám khảo là quá đáng thương.
Phải luôn luôn nhớ truyền hình thực tế, game show là sản phẩm giải trí phục vụ cho khán giả, không phải cho người chơi! Người lớn bắt trẻ con tham gia những chương trình này thật là tội nghiệp cho con trẻ!
Tôi rất chia sẻ với những phụ huynh có con em có năng khiếu hay tài năng đặc biệt, muốn giới thiệu con đến mọi người hoặc cho con tham gia những cuộc chơi cùng bạn bè trang lứa.
Tại Mỹ có rất nhiều chương trình tốt, phù hợp với trẻ con. Ví dụ như tôi rất thích Glee (tạm dịch: Đội hát trung học) - loạt chương trình truyền hình kết hợp ca múa, vũ đạo tâm lý, hài hước của Mỹ. Các em tham gia ca hát, nhảy múa, diễn xuất... nhưng cũng để nói lên những vấn đề, âu lo trong lứa tuổi của mình như giới tính, tình dục, nạn béo phì, suy dinh dưỡng...
Chương trình này đúng nghĩa vừa chơi vừa học, vừa giáo dục vừa giải trí mà người Mỹ gọi là Edutainment (ghép giữa hai chữ giáo dục - education và giải trí - entertainment).
Tóm lại, tôi chỉ muốn nhấn mạnh: các phụ huynh phải rất cẩn thận khi quyết định cho con tham gia game show hay các sô truyền hình thực tế bởi đó không phải thước đo giá trị thật sự cho tài năng của các con.
Nhưng các phụ huynh hãy luôn quan tâm và giúp đỡ các con mình phát triển năng khiếu hay những tài năng đặc biệt.
Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến việc học văn hóa mà bỏ lơ những hoạt động thể chất cũng như tinh thần, vui chơi giải trí khác thì đứa trẻ sẽ phát triển lệch, không thể cân bằng, từ đó khi lớn lên không đạt được những thành tựu tốt nhất dù là làm việc trong ngành nghề nào.