
Tin mới
Ra mắt website bán hàng đa kênh cho đặc sản Đồng Tháp | 27-07-2021
Đột ngột tắt-mở liên tục, bóng đèn cũng sẽ đứt! | 27-07-2021
Cô bé lớp 3 làm bánh gây quỹ vắc xin | 27-07-2021
Bao yêu thương gửi về TP.HCM | 26-07-2021
Sát cánh cùng miền Tây chống dịch | 26-07-2021
Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường | 26-07-2021
Người nghèo kiệt sức vì dịch: Chờ được tiếp sức | 26-07-2021
Chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo | 26-07-2021
Tư vấn mạng lưới Công nghiệp Xanh
Tư vấn mạng lưới Công nghiệp Xanh
IDI - Australia -Korea


Đột ngột tắt-mở liên tục, bóng đèn cũng sẽ đứt!:
(KTSG) - Cho đến giữa năm ngoái, các nước trên thế giới đều lúng túng đối phó với dịch Covid-19. Từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đến các nước châu Âu như Anh, Ý, Đức, Pháp... đều loay hoay trong quá trình ra quyết định. Đóng cửa giao thông hay chỉ hạn chế? Giãn cách xã hội ở mức độ nào và trong bao lâu?
Cô bé lớp 3 làm bánh gây quỹ vắc xin:
- Cô bé dùng trang Facebook cá nhân và rao bán với những dòng trạng thái rất dễ thương: "Ông bà, cô chú ơi! Con là Thảo My, con 9 tuổi, hiện nay con muốn ủng hộ quỹ mua vắc xin ngừa COVID-19 nên con sẽ mở "tiệm" bánh flan Thảo My...".
Bao yêu thương gửi về TP.HCM:
- Những ngày qua, nhiều tin nhắn động viên và hành động chia sẻ được nhiều người từ khắp nơi gửi về cho TP.HCM. Nghe tin TP.HCM giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị 16, ai cũng mong mọi sự sớm qua.
Sát cánh cùng miền Tây chống dịch:
Nhiều tỉnh ĐBSCL ghi nhận số lượng lớn nghi nhiễm COVID-19 hằng ngày qua xét nghiệm PCR nên công tác phòng, dập dịch tại các tỉnh này đang được khẩn trương cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường:
Gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỏ ra lo ngại trước tình trạng nhiều công ty, nhà máy xả thải không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.
Người nghèo kiệt sức vì dịch: Chờ được tiếp sức:
Nhiều người nghèo đã kiệt quệ. Ai cũng mong nhận được sự hỗ trợ kịp thời lúc này, và dịch giã được khống chế để họ đi tìm sinh kế...
Chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo:
Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (trực thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco) đã triển khai cổng thông tin Zalo Official Account (Zalo OA) trên ứng dụng Zalo để nâng chất dịch vụ chăm sóc khách hàng.Thống kê lượt xem
Phút Online: 58 Tổng Truy Cập: 25.943.624 |

Nghị quyết Số: 1048/QĐ-TTg QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1048/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP), sau đây gọi chung là Bộ Tiêu chí OCOP, nội dung chủ yếu như sau:
1. Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ.
Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm 06 ngành hàng: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
(Danh mục phân loại sản phẩm tại Phụ lục I).
Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm ba (03) phần:
- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
- Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
(Tiêu chí từng nhóm, phân nhóm sản phẩm tại Phụ lục III)
2. Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:
- Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.
- Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao.
- Hạng 03 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
- Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
- Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
3. Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP:
- Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.
- Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.
(Chi tiết Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại Phụ lục II)
Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Đối với các địa phương đã ban hành Bộ tiêu chí OCOP và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, kết quả đánh giá, phân hạng được bảo lưu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |